Tiếng Việt  |  العربية  |  Português  |  Español  |  Français  |  Русский  |  English  |  简体中文
ISO,CQC
menu điều hướng
đơn
Trang đầu > TIN TỨC > Khai thác bauxite, Vinacomin phải đền bù đủ cho dân

Notícia

Khai thác bauxite, Vinacomin phải đền bù đủ cho dân

2013-03-08 / admin

(ĐVO) - "Khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay ở Tây Nguyên là không có lãi, may ra thì hoà vốn. Và điều đó là đúng. Như vậy, những dự báo của giới khoa học là chính xác rồi mà cứ khăng khăng đòi khai thác, giờ đây lỗ lại xin hạ cái này, giảm cái kia tức là anh bắt đầu ăn vào tài nguyên của đất nước rồi" - ý kiến của PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE).
"Phải đền bù đủ cho dân"

PV: - Trước nguy cơ lỗ ở hai dự án bauxite, Vinacomin đã đề xuất chính phủ, thay đổi cơ chế đền bù cho người nông dân, chỉ đền bù hoa màu thiệt hại và thời gian khôi phục khoảng 2-3 năm với số tiền 250 triệu đồng mỗi ha, với lập luận, bauxite là khai thác nông nên chỉ mất 2-3 năm sau có thể trả lại đất để trồng trọt. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Ảnh hưởng của việc khai thác bauxite tới đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa hình, chất đất, khu vực... Trong trường hợp của bauxite Tây Nguyên, dù lập luận của Vinacomin là khai thác tầng nông nhưng phong hóa bauxite là phong hóa tận cùng cho nên, sau khi trở thành bauxite, vỉa bauxite sẽ trở thành mũ sắt úp lên địa hình, chống xói mòn.
 
Ở Tây Nguyên, bauxite như một lớp khiên, một lớp áo giáp phủ lên trên bề mặt địa hình và giữ cho địa hình ổn định. Khai thác bauxite là phá đi tính ổn định của địa hình và làm cho xói mòn tăng tốc, không có chuyện là khai thác tầng nông là không xói mòn. Nói như thế trẻ con cũng không nghe được.
Đối với việc đền bù cho dân, Vinacomin cam kết như thế nào phải làm thế đó. Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là ăn thì được, lỗ phải chịu, tại sao vì lỗ lại bớt đền bù của dân.
 
Đấy là còn chưa nói tới cảnh báo thua lỗ, các nhà khoa học đã nói rất nhiều lần trong đủ các hội thảo. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, nếu Vinacomin đưa cả chi phí môi trường vào nữa lại còn lỗ to nữa, đâu phải Vinacomin không biết.
 
Thời điểm đó, họ cam kết đao to búa lớn lắm, từng nói cả chuyện khai thác xong anh mang cả cây cổ thụ đến trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Cam kết thế nào anh hãy làm đi. Giả sử Vinacomin mà làm ăn lãi, liệu họ có đền bù thêm cho người dân không?
 
Các nhà khoa học, các nhà kinh tế đã cảnh báo lỗ, Vinacomin không nghe. Bây giờ điều đó trở thành sự thật rồi thì Vinacomin phải chịu trách nhiệm, nếu cần bán nhà máy đi mà đền bù cho dân thì cũng phải làm. Đó là trách nhiệm doanh nghiệp.
 
PV: - Đứng ở góc độ chuyên môn, theo ông, liệu có thể hoàn thổ được đất trong vòng 2-3 năm sau khi lấy quặng lên không, thưa ông?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Theo tôi không hoàn thổ được. Thứ nhất, nó khai thác trên địa hình rất cao, bây giờ phải mua đất màu chỗ khác phủ lên, phải giữ địa hình sao không rửa trôi, xói mòn vì mưa ở Đắk Nông rất kinh khủng.
 
Trước đây, tôi cũng cũng đã nói, chuyện hoàn thổ là rất tốn kém dù về nguyên tắc người ta có thể làm được. Nhưng mỏ bauxite mà TP.HCM khai thác ở Bảo Lộc có hoàn thổ được mấy đâu. Vì khi hoàn thổ đất đó sẽ không trồng cấy được gì.
 
Muốn trồng cấy được phải đưa đất màu lên nhưng liệu họ có đưa không? Chuyện hoàn thổ là cả một quy trình chứ không phải đơn giản.
 
Tất nhiên không phải không thể chống xói mòn và hoàn trả đất cho môi trường nhưng vì bán lỗ mà đòi giảm đền bù cho dân thì tôi không tin Vinacomin sẽ đầu tư phục hồi đất, chống xói mòn.
 
PV: - Một đề xuất nữa được Vinacomin đưa ra là: nộp phí môi trường 5.000 đồng mỗi tấn, tương đương với phí của than, vì mức phí 30.000 đồng/tấn là chưa hợp lý. Quan điểm của ông như thế nào về điều này?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Hợp lý hay không họ phải tính toán với Bộ Tài nguyên môi trường. Nhưng so bauxite với than là không so được. Thứ nhất, bauxite nằm ở trên đỉnh cao, có vai trò giữ địa hình ổn định, còn than lại nằm trong lục địa, hai cái đó chắc chắn khác nhau về chi phí hoàn phục. Bauxite phải tính vào phí hoàn phục riêng cho nó.
 
Thứ hai, tôi xin hỏi lại Vinacomin, giá than có bằng giá bauxite không mà lại đòi đóng phí mức như nhau?
 
Việc tính phí môi trường phải không phải tính dựa vào tài nguyên mà căn cứ vào tác động môi trường của việc khai thác ấy. Vinacomin đề xuất như vậy là không có một cơ sở khoa học nào cả.
 
"Cố đấm ăn xôi, Vinacomin phải chịu"
 
PV: - Có ý kiến cho rằng, Vinacomin khai thác tài nguyên của đất nước mà còn xin miễn giảm thuế để từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế là ăn lạm vào tài nguyên, ăn lạm vào tương lai. Ông có đồng tình với quan điểm đó không?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Tài nguyên cần phải khai thác cho phát triển kinh tế. Nhưng khai thác như thế nào, giá bán như thế nào, nộp ngân sách ra sao. Nếu khai thác tài nguyên đảm bảo có lãi thì việc tài nguyên khai thác, sử dụng cho phát triển đất nước là đúng, không ai đắp chiếu một đống vàng rồi chết đói cả. Nhưng không phải có một kho tài nguyên đó, cứ thế mà khai thác trong điều kiện giá thị trường bauxite giảm với điều kiện quản lý chưa tốt khiến giá thành đội lên, kinh doanh lỗ.
 
Trong nhiều hội nghị, nhiều nhà chuyên môn đã nói rõ, khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay ở Tây Nguyên là không có lãi, may ra thì hoà vốn. Và điều đó là đúng. Như vậy, những dự báo của giới khoa học là chính xác rồi mà cứ khăng khăng đòi khai thác, giờ đây lỗ lại xin hạ cái này, giảm cái kia tức là anh bắt đầu ăn vào tài nguyên của đất nước rồi. Tiền Nhà nước chính là thuế của dân.
 
Như vậy Vincomin còn nói gì nữa, họ phải chịu trách nhiệm chuyện đó. Đó là nguyên tắc kinh tế xã hội chủ nghĩa.
 
PV: - Trong báo cáo đầu tư, trong báo cáo Chính phủ, Vinacomin luôn nhấn mạnh, hiệu quả kinh tế của dự án gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội, khai thác tài nguyên đi với phát triển bền vững nhưng thực tế thì Vinacomin đang làm ngược lại: xin khai thác xong thì bỏ đất nhiều khả năng chưa canh tác lại để người dân gặp rủi ro, khai thác tài nguyên mà chỉ nhấp nhổm xin giảm thuế tài nguyên, phí môi trường. Việc này phải được hiểu như thế nào thưa ông?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Đúng thế. Tiền hậu bất nhất như thế là không được. Đây là chuyện làm ăn người lớn, chuyện quốc gia đại sự nên như thế là không thể chấp nhận được. Nếu là thiên tai, địch họa bất khả kháng thì chuyện hỗ trợ là hợp lý. Ở đây vì Vinacomin "cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/cầm bằng làm mướn, mướn không công", chẳng có lý do gì để xin hỗ trợ cả.
 
Vinacomin như đứa bé hư cứ khăng khăng thực hiện trái với điều người ta đã khuyên. Giờ họ phải chịu trách nhiệm.
 
PV: - Đứng ở góc độ một chuyên gia môi trường, theo ông phải trả lời những đề xuất của Vinacomin ra sao tránh tạo tiền lệ xấu, mang người dân và môi trường ra cắt lỗ cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên như Vinacomin đang muốn làm hiện nay?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Theo tôi, Vinacomin hay bất cứ một doanh nghiệp nào khai thác khoáng sản là phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết thực hiện, đó là luật quy định.
 
Luật pháp là công bằng với tất cả doanh nghiệp, không thể đối với các doanh nghiệp khác thì nghiêm còn Vinacomin - doanh nghiệp của Nhà nước lại không nghiêm được. Chưa nói anh là doanh nghiệp Nhà nước anh phải nghiêm hơn cả những doanh nghiệp khác.
 
Nếu làm ăn thua lỗ mà không thực hiện chức trách của mình thì những doanh nghiệp khác cũng thế, vậy xã hội này còn cái gì? Một doanh nghiệp lớn không nên ứng xử, nếu không làm được thì thôi đi.
 
PV: - Vậy theo ông, việc làm tốt nhất của Vinacomin nên làm là gì?
 
PGS.TS Nguyễn Đình Hòe: - Nếu làm không lãi và hoàn phục môi trường không làm được thì đóng cửa. Thử nghiệm mà không thành công thì không cho thử nghiệm nữa.
 

Tìm kiếm
Liên hệ
+86-21-68763311
+86-21-68763366

Giới thiệu

Joyal hoạt động ở biên giới của bộ máy khai thác mỏ. Chúng tôi sử dụng tài sản đẳng cấp thế giới, công nghệ, năng lực, và biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.

Liên hệ

Email:joyal@crusherinc.com Điện thoại:  +86-21-68763311 Fax: +86-21-68763366 Mã bưu: 201201