Tiếng Việt  |  العربية  |  Português  |  Español  |  Français  |  Русский  |  English  |  简体中文
ISO,CQC
menu điều hướng
đơn
Trang đầu > TIN TỨC > Bàn về chính sách tài chính trong lĩnh vực khoáng sản

Notícia

Bàn về chính sách tài chính trong lĩnh vực khoáng sản

2013-02-27 / admin

ThienNhien.Net - Thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong và ngoài nước tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng khai thác khoáng sản tràn lan, gây tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản, gây ỏ nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhằm góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng các chính sách tài chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản sao cho cân đối lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư trên cơ sở sử dụng tối đa, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.

Những vấn đề chung

Khoáng sản là tài nguyên có hạn, hầu hết không tái tạo. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ gần đây, Chính phủ cũng như các nhà nghiên cứu nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những lời cảnh báo về tình trạng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Trong số các nguyên nhân làm cho tài nguyên khoáng sản cạn kiệt nhanh chóng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan đó là tài nguyên không tái tạo được, trong khi đó nhu cầu về nguyên liệu khoáng cho sự phát triển đòi hỏi ngày càng tăng.

Để hạn chế nguyên nhân này, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các sản phẩm thay thế. Nhưng, giải pháp này cũng chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ yêu cầu đặt ra.

Lý do cơ bản là nhu cầu của thế giới về sản phẩm từ nguyên liệu khoáng ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh, nước ta cũng không phải là ngoại lệ.

Quặng sắt là khoáng sản có giá trị tiêu thụ trong giai đoạn nghiên cứu đứng thứ 3 trong nhóm các khoáng sản kim loại, sau nhóm titan và đổng. Từ năm 2006 đến 2010, giá trị tiêu thụ quặng sắt tăng trên 10 lần, trong khi đó khối lượng tiêu thụ chỉ tăng trên 4 lần.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng sản năm 1996, các khu vực có biểu hiện, phát hiện có khoáng sản ngoài quy hoạch của trung ương thì UBND cấp tỉnh được cấp phép khai thác (không nhất thiết phải thăm dò). Vì vậy, trong thời gian ngắn, giá trị tiêu thụ cũng như sản lượng quặng sắt tăng rất cao. Quặng sắt phần lớn được khai thác trong giai đoạn này chủ yếu là xuất khẩu.

Ngoài khoáng sản sắt ra, các khoáng sản khác cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao cả về khối lượng lẫn giá trị tiêu thụ. Khối lượng khoáng sản nhóm titan tiêu thụ năm 2006 là 388.768 tấn và đến năm 2010 là 625.884 tấn, tăng gần bằng 2 lần.

Tuy nhiên, giá trị tiêu thụ khoáng sản nhóm titan của năm 2010 so với năm 2006 cũng chỉ tăng gần 2 lần, tức là giá bán đơn vị bình quân sau 5 năm không thay đổi nhiều. Trong khi sản lượng tiêu thụ tăng nhanh, sản phẩm chế biến sâu của nhóm khoáng sản này được sản xuất trong nước không được nhiều.

Nhóm khoáng sản titan của ta hiện nay khai thác chủ yếu là để xuất khẩu thô. Việc xuất khẩu khoáng sản thô làm giảm đáng kể khả năng về đóng góp của khoáng sản vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Về nguyên nhân chủ quan, do chúng ta ban hành một số chính sách tài chính chưa thực sự phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản, chưa được nghiên cứu đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn dẫn đến tổn thất đáng kể tài nguyên khoáng sản.

Thông thường, khi quyết định phương án đầu tư vào hoạt động khoáng sản (HĐKS), nhà đầu tư căn cứ vào các khoản thu của Nhà nước (theo quy định), các chi phí cần thiết và giá cả thị trường của sản phẩm nguyên liệu khoáng.

Trong trường hợp nhà đầu tư quyết định phương án khai thác thì họ sẽ chọn phương án có thu nhập cao nhất, thu hồi vốn đầu tư nhanh nhất. Như vậy, họ sẽ chọn khai thác khu vực (điểm) có điều kiện khai thác thuận lợi (đất phủ ít, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình ít phức tạp, điều kiện giao thống, các dịch vụ khác thuận lợi nhất) và quặng có chất lượng tốt nhất (quặng giàu, tính khả tuyển cao).

Theo đó, tài nguyên thu hồi được là thấp nhất dẫn đến sản phẩm cung cấp cho xã hội ít (trên mỗi khu vực khai thác) hơn khả năng có thể. Từ đó, Nhà nước thất thu (do sản lượng thu hồi thấp), tổn thất tài nguyên nhiều (khó khai thác lại).

Vì lẽ đó, trên thế giới, khi triển khai dự án đầu tư khai thác khoáng sản nào người ta tính toán cân bằng các lợi ích: Nhà nước (bao gồm cả người dân, nơi có khoáng sản được khai thác) và nhà đầu tư. Và các khoản thu đều được tính trên cơ sở bài toán cân bằng các lợi ích trên.
Thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong và ngoài nước tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng khai thác khoáng sản tràn lan, gây tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản, gây ỏ nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cùng với các quy định hiện hành về chính sách tài chính trong lĩnh vực khoáng sản không những gây tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản mà còn gián tiếp gây thất thu ngân sách.

Nhằm lập lại trật tự trong hoạt động khai thác khoáng sản, các chính sách tài chính thường xuyên được thay đổi, theo chiều hướng tăng thu trên đưn vị sản phẩm khoáng sản.

Hiện nay, các khoản thu trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản có rất nhiều, gồm thuế các loại: Thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu (nếu khoáng sản xuất khẩu), thuế BVMT (đối với than); phí và lệ phí các loại.

Để góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, Nhà nước cần có các chính sách tài chính hài hòa, phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản.

Để đạt được mục tiêu đó, Nhà nước nghiên cứu xây dựng các chính sách tài chính trong lĩnh vực HĐKS sao cho cân đối lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư trên cơ sở sử dụng tối đa, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.

Các chính sách về thuế trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản

Thuế tài nguyên

Theo số liệu của Bộ Tài chính, thuế tài nguyên năm 2002 số thu thuế tài nguyên đạt trên 600 tỷ đồng thì đến năm 2009 đạt 19.084 tỷ đổng và 2010 là 25.342 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên chủ yếu từ dầu khí (chiếm khoảng 84%).

Qua nghiên cứu cho thấy, một số quy định của Luật Thuế tài nguyên năm 2009 không những chưa đạt được mục tiêu đề ra, mà phẩn nào lại làm tổn thất thêm tài nguyên khoáng sản, chưa phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Cụ thể như sau:

- Về sản lượng tính thuế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế tài nguyên: “Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế”.

Như vậy, quy định này phần nào khuyến khích các doanh nghiệp khai thác phần khoáng sản có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có chất lượng tốt và bỏ lại phần khoáng sản kém thuận lợi, ít hiệu quả kinh tế.

Cũng theo quy định này thì doanh nghiệp nào có ý thức tiết kiệm, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản trong lòng đất thì sản xuất sẽ kém hiệu quả.

- Về giá tính thuế tài nguyên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên năm 2009: “Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng”.

Cách tính thuế theo quy định trên bắt buộc các doanh nghiệp phải khai thác các khu vực có điều kiện thuận lợi (ít đất phủ, ít nước ngầm, ít hoặc không phải chống, chèn…), có chất lượng quặng tốt, ít tốn kém trong chế biến nhằm giảm chi phí sản xuất (quặng có tính khả tuyển cao). Hậu quả của “hành động” này là làm tổn thất tài nguyên ngày càng cao.

Như vậy, quy định này vừa không đạt được mục tiêu “khuyến khích tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản” vừa tạo ra sự không công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho dù phần nào đã được điều tiết bởi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mặt khác, quy định hiện hành về giả tính thuế tài nguyên không khuyến khích doanh nghiệp “bán” khoáng sản với giá cao hơn quy định của UBND cấp tỉnh.

- Mức thuế suất thuế tài nguyên

Mức thuế suất thuế tài nguyên hiện hành được quy định tại Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Biểu mức thuê suất thuế tài nguyên.

Các mức thuế suất thuế tài nguyên đươ( ban hành tại Nghị quyết nêu trên khống những không khuyến khícl sử dụng tiết kiệm tài nguyêi khoáng sản mà còn buộc cá doanh nghiệp phải tìm các biệ pháp giảm chi phí sản xuất, một trong các giải pháp tối ưu nhất là khai thác các vị trí có điề kiện khai thác thuận lợi, quặng chất lượng cao.

- Về kê khai giá bán và số lượng khai thác

Điều 8 Luật Thuế tài nguy 2009 quy định: “Người nộp thuế tài nguyên thực hiện đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.

Quy định trên chưa đủ mạnh, đủ răn đe nhằm hạn chế sự thiếu trung thực của các doanh nghiệp, trong khi đó nghiệp vụ cơ quan quản lý thuế kiểm tra độ chính xác của khai báo là rất hạn chế.

Doanh nghiệp luôn lấy tiêu chí “lợi nhuận” làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, việc thất thu thuế trong thực tế là rất hiện hữu.

Thuế giá trị gia tăng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hàng hoá là khoáng sản xuất khẩu phải chịu thuế giá trị gia tăng rất cao do không được khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào của sản phẩm. Mục đích của quy định này là, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, chưa qua chế biến.

Song, như thế nào là khoáng sản chưa qua chế biến thì chưa được quy định cụ thể, dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện trong xác định giá tính thuế.

Mặt khác, cách tính thuế này sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế. Bản thân giả xuất khẩu khoáng sản đã phải chịu các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng của các khoản chi phí về nguyên, nhiên vật liệu.

Như vậy, chi phí đầu vào của sản phẩm khoáng sản xuất khẩu trên đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại, nhưng được tiêu thụ trong nước do không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Và để giảm chi phí đấu vào, tăng lợi nhuận, không có cách nào khác là doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải khai thác khối trữ lượng khoáng sản có điều kiện thuận lợi về giao thông, về bóc đất phủ, về điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và đặc biệt là có chất lượng cao, tính khả tuyển tốt. Như vậy, tổn thất tài nguyên lại gia tăng.

Nhằm trốn nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và thuế giá trị gia tăng và giảm thuế xuất khẩu, các doanh nghiệp khai thác sẽ thành lập thêm doanh nghiệp để tiêu thụ khoáng sản thô, nguyên khai. Giá bán khoáng sản này thấp nên thuế tài nguyên sẽ phải nộp ít.

Đối với khoáng sản xuất khẩu, doanh nghiệp “con” sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định. Như vậy, các quy định hiện hành về thuế vẫn không đạt được mục tiêu là tăng thu ngân sách và giảm thiểu tổn thất tài nguyên.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thể hiện được tính đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Trong rất nhiều trường hợp, thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp HĐKS không phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực chuyên môn và năng lực tài chính mà cơ bản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của mỏ khoáng sản.

Kết quả sản xuất kinh doanh thực tế của nhiều doanh nghiệp khoáng sản cho thấy, các chính sách tài chính, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp không tạo được môi trường cạnh tranh công bằng trong sản xuất kinh doanh.

Mặc dù, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số các loại khoáng sản như: Bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32 % đến 50% tùy theo vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp khai thác các khoáng sản phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32 % đến 50% không nhiều. Mặt khác, vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ chưa phải là các yếu tô quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Đối với các khoáng sản còn lại, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đều là 25%. Quỵ định này cũng tương tự như quy định về thuế suất thuế tài nguyên chưa phù hợp với đặc thù của các loại tài nguyên khoáng sản, vố tình đã tạo nên mối trường cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản khác loại cũng như cùng loại.

Thuế xuất khẩu

Quy định hiện hành về thuế xuất khẩu cơ bản hợp lý, đáp ứng yêu cầu khoáng sản cần được bảo vệ, quản lý, khai thác hợp lý, phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, cũng như một số loại thuế khác, trong trường hợp khoáng sản khai thác chủ yếu để xuất khẩu thì quy định về thuế xuất khẩu cũng góp phần làm tổn thất tài nguyên khoáng sản.

Thuế bảo vệ môi trường

Đối với khoáng sản, thuế BVMT chỉ áp dụng đối với các loại than đá. Các loại khoáng sản khác không phải chịu thuế BVMT.

Các chính sách về phí và lệ phí

Liên quan đến hoạt động khoáng sản, pháp luật hiện hành về phí và lệ phí quy định các loại phí và lệ phí sau: Phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản; phí BVMT đối với nước thải theo quy định tại Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT và các văn bản sửa đổi bổ sung; lệ phí, cấp giấy phép HĐKS; lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản; phí khai thác, sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản.

Tìm kiếm
Liên hệ
+86-21-68763311
+86-21-68763366

Giới thiệu

Joyal hoạt động ở biên giới của bộ máy khai thác mỏ. Chúng tôi sử dụng tài sản đẳng cấp thế giới, công nghệ, năng lực, và biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.

Liên hệ

Email:joyal@crusherinc.com Điện thoại:  +86-21-68763311 Fax: +86-21-68763366 Mã bưu: 201201