(HNMO) – Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tình hình sản xuất công nghiệp vẫn có chuyển biến đúng hướng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn rất thấp (chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng năm 2012 chỉ tăng 4,5%), mặc dù thông thường những tháng cuối năm các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành kế hoạch năm.
Điều này cho thấy khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm và vốn. Theo đó, các cơ quan, ban ngành và các doanh nghiệp cần phải nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm có xu hướng chậm lại. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần phải nghiên cứu kỹ vị trí, thị phần sản phẩm của doanh nghiệp mình hiện nay trong thị trường chung để có kế hoạch điều hành sản xuất trong thời gian tới.
Các sản phẩm phục vụ sản xuất có xu hướng tăng chậm như: điện sản xuất tăng, dầu thô, máy giặt, sữa bột… Bên cạnh đó, các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử giảm mạnh dù đã đến mùa tiêu thụ như: xe máy giảm 4,8%; lắp ráp ô tô giảm 5,6%; biến thế điện giảm 14,6%; động cơ điện giảm 10,0%; điều hoà nhiệt độ giảm 14,1%; tivi giảm 3,4%...
Các sản phẩm là nguyên vật liệu đầu vào của các ngành khác tiếp tục giảm như: than sạch giảm 7,3%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo giảm 12,5%; thép tròn giảm 9,8%; xi măng giảm 5,1%...
Thực tế, thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 17/8/2012, nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đã được triển khai, trong đó có giải pháp ưu tiên sử dụng sản phẩm giữa các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ. Các Tập đoàn, Tổng công ty đã rà soát, đánh giá, đề xuất về khả năng cung ứng và nhu cầu tiêu thụ cụ thể đối với các sản phẩm có tỷ lệ tồn kho cao và tổ chức Lễ ký thỏa thuận ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau.
Tính đến ngày 1/10, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 20,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng thì chỉ số này đã giảm 0,1 điểm % so với 8 tháng. Chỉ số tồn kho có xu hướng giảm dần qua các tháng, tuy nhiên vẫn còn ở mức độ cao trong bối cảnh các doanh nghiệp khó khăn tiêu thụ sảm phẩm.
Một số ngành đã điều tiết sản xuất nên lượng tồn kho giảm mạnh so với tháng trước như: sản xuất đường giảm 38,4%; sản xuất thiết bị truyền thông giảm 73,2%; sản xuất điện tử dân dụng giảm 14,2%; sản xuất thiết bị dẫn điện giảm 11,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 5,4%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 23,5%...
Tuy nhiên, lượng tồn kho của một số ngành vẫn còn cao như: chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản tăng 23,9%; sản xuất bia tăng 35,2%; sản xuất thuốc lá tăng 33,4%; sản xuất vải dệt thoi tăng 33,0%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 48,3%; sản xuất giày, dép tăng 23,1%; sản xuất xi măng tăng 53,1%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 38,8%; sản xuất pin và ắc quy tăng 36,0%; sản xuất dây và cáp điện và dây dẫn điện tử khác tăng 39,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 22,9%...
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho biết: Số lượng tồn kho một số sản phẩm chủ yếu tại các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ tính đến thời điểm 1/10/2012 là: than sạch tồn kho gần 9,4 triệu tấn (trong đó: than tiêu chuẩn Việt Nam tồn kho gần 5,2 triệu tấn; than tiêu chuẩn cơ sở tồn kho gần 1,6 triệu tấn); tinh quặng sắt tồn kho gần 98 nghìn tấn; quặng sắt tồn kho gần 126 nghìn tấn; quặng bauxit tồn 1,1 triệu tấn; tinh quặng bauxit tồn kho 158 nghìn tấn; quặng apatit tồn kho 939 nghìn tấn; thép tồn kho 93,3 nghìn tấn; phân urê tồn kho khoảng 82 nghìn tấn; phân lân tồn kho gần 350 nghìn tấn; phân DAP tồn kho 47,3 nghìn tấn; ô tô các loại tồn kho 477 chiếc; giấy các loại tồn kho trên 17 nghìn tấn; bia các loại tồn gần 64 triệu lít (dự trữ chuẩn bị hàng tết ở mức ổn định); thuốc lá tồn kho 83 triệu bao; dầu thực vật tinh luyện tồn kho hơn 9,3 nghìn tấn...
Trong những tháng cuối năm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo khai thác tốt năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất nhằm giảm tồn kho và thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; triển khai thực hiện tốt Thỏa thuận ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau giữa các doanh nghiệp thuộc Bộ. Các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cải tiến công nghệ, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, đặc biệt là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần giảm nhập siêu.
Hơn nữa, trong những tháng cuối năm, Bộ Công thương cũng sẽ tập trung kiềm chế lạm phát, theo dõi sát biến động thị trường thế giới để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu; theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để chủ động và linh hoạt trong điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, bình ổn giá; thực hiện các chính sách kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng xa xỉ, góp phần kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và mậu dịch biên giới; kiểm tra, xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu, an sinh xã hội.
Mặt khác việc đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nhất là xúc tiến thương mại biên giới, hải đảo… cũng là hoạt động thiết thúc giúp thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh kinh tế phát triển.
Joyal hoạt động ở biên giới của bộ máy khai thác mỏ. Chúng tôi sử dụng tài sản đẳng cấp thế giới, công nghệ, năng lực, và biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.