Theo tìm hiểu, đến nay dù đã thực hiện tái cơ cấu lại cổ đông theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (từ 9 cổ đông xuống còn 5 cổ đông), nhưng TIC vẫn chưa thực sự xứng tầm để đưa dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đi đúng lộ trình đã vạch ra. Cụ thể, dù VINACOMIN đã trở thành cổ đông chi phối của TIC với việc hoàn thành việc mua lại 52,59% cổ phần góp vốn của các doanh nghiệp nhà nước, nhưng việc xem xét, phê duyệt dự án điều chỉnh, thiết kế kỷ thuật khai thác mỏ sắt Thạch Khê và các thủ tục liên quan khác chậm được xem xét. Đặc biệt, việc góp vốn của các cổ đông vẫn còn quá thấp và quá chậm. Báo cáo mới nhất của TIC cho thấy, tính đến tháng 12/2012, 5 cổ đông sau tái cơ cấu của TIC mới chỉ góp được gần 1.200 tỷ đồng, đạt gần 49% trong tổng số 2.400 tỷ đồng vốn điều lệ đăng ký. Đáng nói, trong tổng số tiền trên có đến hơn 340 tỷ đồng là tiền đóng góp bằng… tài liệu.
Việc TIC thiếu vốn trầm trọng đã khiến dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê thực hiện không đúng lộ trình, gây nhiều bức xúc cho cho người dân vùng dự án. Cho đến thời điểm này, dù đã triển khai được hơn 4 năm, nhưng TIC vẫn chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án, chưa hoàn thiện thiết kế kỹ thuật khai thác mỏ, chưa khẳng định được lộ trình di dời, chưa có một khu tái định cư nào hoàn thiện đáp ứng điều kiện để tái định cư cho người dân trong vùng dự án. Ngoài ra, TIC hiện là "con nợ" của rất nhiều doanh nghiệp trúng thầu xây dựng các tiểu dự án phục vụ đại dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nếu đơn vị này không có khả năng chi trả nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Trước những khó khăn nói trên, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 14/12/2012, lãnh đạo VINACOMIN đã kiến nghị với UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép TIC tiêu thụ số quặng khai thác trong thời gian xây dựng cơ bản tại thị trường trong nước để tháo gỡ một phần khó khăn về vốn cho các cổ đông, cũng như dành một phần tài chính cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, hỗ trợ đề án đào tào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân vùng ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nguồn tin mà Dân trí có được, hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa đồng ý trước đề xuất nói trên của VINACOMIN. Cũng như trước đó, quan điểm của UBND tỉnh Hà Tĩnh là TIC phải đóng góp đủ số vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng như đã cam kết. UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu VINACOMIN với vai trò là cổ đông chi phối của TIC phải khẩn trương đốc thúc các cổ đông thành viên còn lại đóng góp đủ vốn; ưu tiên vốn cho những hạng mục hạ tầng tái định cư mang tính cấp thiết, vốn thanh toán nợ và hoàn thành các công trình tái định cư dở dang.
Song song với yêu cầu góp đủ vốn, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu TIC nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, trình thẩm định tổ hợp dự án điều chỉnh Dự án khai thác mỏ và Dự án nhà máy sản xuất phôi thép 2 triệu tấn/năm. UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu TIC trong thời gian đơn vị chưa giải quyết được những khó khăn về vốn, chưa hoàn thiện hồ thiết kế kỹ thuật, tổng mức đầu tư… phải tạm dừng việc bóc đất tầng phủ và khai thác quặng, cấm vận chuyển quặng ra khỏi khu vực vùng mỏ, tránh gây bức xúc cho người dân.
Joyal hoạt động ở biên giới của bộ máy khai thác mỏ. Chúng tôi sử dụng tài sản đẳng cấp thế giới, công nghệ, năng lực, và biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.