ThienNhien.Net - Đến ngày 25/1, tình hình người dân tập trung phản đối việc khai thác titan tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đã lắng dịu.
Trước đó, liên tiếp 2 đêm 22 và 23/1, tại điểm khai thác titan của Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi (đóng tại thôn Châu Me, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) hàng trăm người dân tụ tập phản đối việc khai thác titan. Nhiều người đã ùa vào trụ sở, lán trại của công ty đập phá máy móc, thiết bị…
Một số người còn tấn công công nhân của công ty, lấy đi khoảng 200 triệu đồng. Tổng thiệt hại, theo Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi, khoảng 730 triệu đồng. Lực lượng công an có mặt để giữ trật tự và đã bị nhiều người quá khích dùng gạch đá tấn công, làm cho 11 chiến sĩ bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng phải nhập viện điều trị.
Sở dĩ người dân phản đối khai thác titan bởi vì họ cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, nguồn nước ngầm bị cạn kiệt… ảnh hưởng đời sống. Trước đây, họ đã nhiều lần phản đối việc khai thác titan, gần đây nhất là vào ngày 10/1. Để lắng dịu tình hình, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi tạm dừng khai thác 1 tháng trước và sau Tết Nguyên đán.
Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép Công ty CP Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi thăm dò, tìm kiếm và thu gom nguyên liệu khoáng sản từ các nơi trong tỉnh. Sau khi thăm dò, năm 2009, công ty này đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép cho khai thác quặng ilmenit (titan – sắt ôxít) tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn với diện tích 78 ha. Dự kiến việc khai thác kéo dài trong 5 năm, sản lượng khoảng 9.000 tấn/năm. Ngày 25/11/2011, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cho phép Công ty Khoáng sản Sài Gòn – Quảng Ngãi triển khai thực hiện khai thác thí điểm trên diện tích 6,8 ha ở xã Bình Châu.
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, sau hơn 1 năm lô hàng 434 tấn titan của Công ty An Trường An bị cơ quan chức năng ở Bình Định tịch thu, đến nay chỉ còn 328 tấn, “bốc hơi” 106 tấn.
Sau nhiều ngày “im hơi lặng tiếng”, ngày 24/1, ông Mai Xuân Hoàng, Chi cục phó Chi cục QLTT Bình Định, cho rằng nguyên nhân 106 tấn titan bị “bốc hơi” là do… nước. Tại thời điểm bị tạm giữ, quặng titan vừa được Công ty An Trường An khai thác có mức độ đọng nước còn lớn; khi đưa về Vitranschart Bình Định để ngoài trời suốt 1 năm nên… hao hụt là khó tránh khỏi.
Trong khi đó, theo đại diện của Công ty An Trường An, số titan trên đã được công ty khai thác trước đó nhiều ngày trong điều kiện nắng ráo nên thủy phần chẳng đáng là bao. Do vậy, việc cho rằng 106 tấn nước trong lô hàng 434 tấn titan bị bốc hơi là rất phi lý.
Ngày 11/1/2012, khi 15 xe vận chuyển 434 tấn titan trên đường từ mỏ về kho Vitranschart Bình Định, lô hàng của Công ty An Trường An bị Đội QLTT số VII tạm giữ 10 ngày với lý do lô hàng không có nguồn gốc hợp pháp.
Ngày 31/1/2012, Đội QLTT tiếp tục ra quyết định tạm giữ số titan trên đến ngày 10/4/2012 để điều tra, làm rõ. Ngày 4/4/2012, UBND tỉnh Bình Định ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu toàn bộ 434 tấn titan. Tuy nhiên, mãi đến ngày 12/4/2012, sau khi có quyết định tịch thu, lô hàng trên mới được ký hợp đồng thuê bãi giữ.
Joyal hoạt động ở biên giới của bộ máy khai thác mỏ. Chúng tôi sử dụng tài sản đẳng cấp thế giới, công nghệ, năng lực, và biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị lâu dài.